Chặng Khởi Động Khi Đi Du Học (Tiếp)

4. Hãy cùng bàn bạc với hệ thống hỗ trợ 

Hãy gặp cố vấn của bạn và lên kế hoạch học tập kĩ càng để đảm bảo sẽ tốt nghiệp đúng thời hạn bằng cách sắp xếp các môn thật hợp lí trước khi đi du học.

Nói chuyện nghiêm túc với ba mẹ về việc tại sao, bao giờ và nơi bạn muốn đi du học. Thường thì đi du học là quyết định của cả gia đình và có những cuộc trò chuyện với ba mẹ sẽ giúp cả bạn lẫn phụ huynh có được sự chuẩn bị tốt nhất có thể cho con đường du học. Điều quan trọng ở đây là bạn nên sẵn sàng trả lời những câu hỏi của ba mẹ, có những luận điểm của bản thân nhằm thuyết phục được gia đình.

Đối với các bạn học sinh thì sau đây là những ý chính nên đề cập

  • Những kinh nghiệm mang tính quốc tế sẽ luôn trở thành điểm cộng lớn khi bạn đi xin việc. Hãy dần có cái nhìn toàn cầu hơn về tình hình trên Thế Giới hiện nay và với cơ hội thực tập khi bạn vẫn đang ở nước ngoài, các học sinh sinh viên thường phát triển được nhiều kĩ năng và xây dựng mạng lưới các mối quan hệ quan trọng cho tương lai.
  • Khoảng thời gian ở nước ngoài thường tôi luyện sự trưởng thành và độc lập cho chúng ta. Học sinh sẽ học được rất nhiều điều về bản thân mình và những điều họ có thể làm được khi sống trong môi trường ngoại quốc.
  • Đi du học là cơ hội 1-lần-trong-đời. Đương nhiên là trong 1 khoảng thời gian nào đó. Bạn có thể đi du lịch ở bất kì nơi nào trên Thế giới vào bất kì lúc nào nhưng đi du học không phải là cơ hội dễ dàng mà nó tự tìm tới bạn.
  • Hòa nhập luôn là cách tốt nhất để học và cải thiện khả năng ngoại ngữ.

 

Những câu hỏi mà các bậc phụ huynh nên đặt ra cho con cái:

  • Con đang nhắm tới chương trình nào? Sau khi đã tìm hiểu qua những kênh online hoặc nói chuyện với cố vấn thì chương trình đó có nhiều phản hồi tốt từ các học sinh trước đó không?
  • Đất nước/thành phố mà con hướng tới có phải là nơi an toàn để sống không? Tỉ lệ tội phạm ở đó như nào? Chúng ta cần biết gì về hệ thống chăm sóc sức khoẻ?
  • Về chỗ ở thì sao? Con sẽ tự tìm nhà hay sẽ nhờ tới 1 dịch vụ tìm nơi ở nào đó? Con thích ở theo diện home-stay (sống với gia đình người bản địa) hay sống trong kí túc xá? Lựa chọn của con là gì và tốn bao nhiêu tiền?
  • Tỉ giá tiền tệ và mức sống trung bình là bao nhiêu? Con dự định sẽ dành bao nhiêu cho việc đi du lịch, mua quà lưu niệm, vv.? Chương trình đó có học bổng không? Cuối cùng là chương trình + địa điểm du học gia đình có điều kiện chi trả hay không?

Bạn và gia đình hãy cứ liên tục bàn bạc về kế hoạch đi du học, phải luôn cập nhật với cố vấn du học của bạn trong suốt quá trình làm và nộp hồ sơ.

5. Hãy Để Ra Ngân Quỹ Đi Du Học Của Bạn Nhé!

Chi trả cho việc đi du học thường là mối lo của rất nhiều học sinh và các bậc phụ huynh; tuy nhiên không cần thiết phải “đập lợn xài hết” đâu. Trên thực tế, có rất nhiều học sinh sinh viên đã áp dụng gói hỗ trợ tài chính trong suốt thời gian đi du học. Đối với 1 số trường hợp chỉ phải trả mức học phí tối thiểu thì chi phí du học còn rẻ hơn nữa. Thêm nữa thì có rất nhiều cơ hội học bổng đang chờ đón bạn. Khi bạn lựa chọn phương án chi trả của mình thì điều quan trọng là hãy bắt đầu sớm và kiếm tìm các nguồn hỗ trợ khác nhau.

Một khi bạn đã lo ổn thoả về tiền học phí thì giờ là lúc bạn nên bắt đầu tiết kiệm và lên ngân quỹ cho những khoản sinh hoạt hàng ngày ở nước ngoài. Khi lên kế hoạch quỹ tiền hãy ưu tiên những thứ xứng đáng để dành tiền và cái gì không. Ví dụ nếu bạn không thể trả nổi những món đồ ở trong wishlist của mình thì bạn sẽ mua cả tá đồ lưu niệm hay ăn những bữa thịnh soạn hay dùng khoản tiền đó để đi du lịch? Có hàng tá cách để tiết kiệm tiền giúp bạn giảm lược chi tiêu khi đi du học.

Hết